Trong tất cả những tranh tứ quý, Mai – Lan – Trúc – Cúc là thể loại được nhiều người tìm kiếm nhất hiện nay. Lý do không chỉ vì chúng giúp phòng ốc trở nên đẹp đẽ, tươi sáng hơn mà còn ẩn chứa trong đó nhiều điều thú vị. Hãy theo chân Hoàn Mỹ Decor đi tìm hiểu về ý nghĩa tranh tứ quý Mai Lan Trúc Cúc trong bài viết sau nhé!
1. Ý nghĩa chung của tranh tứ quý Mai – Lan – Trúc – Cúc
Ý nghĩa của tranh tứ quý Mai – Lan – Cúc – Trúc
➢ Tranh tứ quý Mai – Lan – Trúc – Cúc khác với bộ Tùng – Cúc – Trúc – Mai khi chịu văn hóa Việt nhiều hơn, nó tượng trưng đậm nét nhất cho 4 mùa trong 1 năm. Theo quan niệm phương Đông, dòng tranh này mang ý nghĩa cầu mong về sự đủ đầy, vững chắc và hạnh phúc lâu dài. Ngoài ra, khi treo tranh sẽ khiến gia chủ thêm nhiều may mắn, phúc lộc dồi dào hơn, bốn mùa trôi qua đều bình yên, mưa thuận gió hòa.
➢ Theo đúng quy luật mùa trong năm, thứ tự các cây phải là Mai – Lan – Trúc – Tùng (tương ứng Xuân – Hạ – Thu – Đông). Cách đọc cũng vậy, không bị đảo lộn như bộ Tùng – Cúc – Trúc – Mai do nó thuần Việt, các loài cây gần gũi với người dân nước ta hơn.
2. Ý nghĩa của từng loài cây trong tranh tứ quý
Ý nghĩa của từng loài cây trong tranh tứ quý như thế nào?
a. Cây Mai
Trong văn hóa của người Trung Quốc, cây Mai trong tranh tứ quý được coi như Quốc Hoa, nó có màu trắng hay hồng, khác biệt hoàn toàn với mai vàng tại miền Nam nước ta.
Loài cây này đặc biệt ở chỗ, chúng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thời tiết lạnh giá. Chính vì những tính chất trên, Cây Mai tượng trưng cho sự thanh khiết nhờ những bông hoa trắng muốt, rực rỡ.
Ngoài ra, vì chịu lạnh tốt, nở hoa đẹp ngay cả khi rét buốt nên nó còn là biểu tượng của tinh thần kiên định, sức sống mãnh liệt để vượt qua khó khăn khi xa cơ lỡ vận, gặp nhiều xui xẻo, hiểm nguy trong cuộc sống.
Một ý nghĩa khác có trong cây Mai bạn cần biết nữa là, hoa mai nếu nở 5 cánh rất đẹp. Lúc này, nó tức báo hiệu Tết, xuân đã chính thức về. Với người xưa, điều này còn thể hiện cho đức tính quân tử của các bậc nam nhân trong thời đại đó.
Như vậy, tổng kết lại, hoa Mai trong bộ tranh tứ quý là sự hiện diện cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt, không ngại khó khăn, thử thách. Nụ hoa mai nẩy lộc khi xuân sang còn có ý nghĩa mang đến sự giàu sang, sung túc. Ở thời kỳ phong kiến, thể loại tranh này được sử dụng nhiều trong cung điện của Vua, Chúa vì chúng mang hàm ý chỉ tính cao thượng, vinh hoa phú quý.
b. Cây Lan
Cây Lan là giống cây mặc vào mùa Đông, thường được dùng để tượng trưng cho khí chất thanh cao, thuần khiết và đặc biệt gợi tưởng tới sự sinh sôi, nảy nở theo nghĩa trong phong thủy.
Bên cạnh đó, Hoa Lan còn mang lại nguồn năng lượng dồi dào, tích cực. Từ đấy, khiến người ngắm có cảm giác thoải mái, thư thái, ưng dụng và rất tự tại.
Chính bởi vì lý do trên, hoa mai có mặt trong tranh là tượng trưng cho sự hoàn hảo, hài hòa, bổ sung dưỡng khí cho căn nhà nơi kê bức họa này.
Mỗi cây trong bộ tranh đều mang ý nghĩa riêng
c. Cây Cúc
Nhiều người thường hay thắc mắc rằng, cây cúc có hoa vàng là loài thân thảo, có tuổi đời ngắn ngủi chỉ 1 năm mà thôi. Song, nó lại được chọn làm cây ngắn liền trong cả 2 bộ tranh tứ quý nổi tiếng là Mai – Lan – Cúc – Trúc và Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Vậy lý do ở đây là gì?
Lý giải về điều này, hãy đi từ văn hóa của người Trung Quốc – Nơi bắt nguồn của thể loại tranh tứ quý này để suy luận ra. Theo đó, hoa Cúc ở đất nước này sinh trưởng và phát triển, ra hoa mạnh mẽ trong thời tiết lạnh cực đại. Hoa không chỉ bung đều, đẹp mà sắc rất tươi, rực rỡ. Do đó, nó còn có tên là Hoa Vạn Thọ với ý nghĩa trường thọ, bền vững.
Chính vì thế, loài cây này ở Trung Quốc thường được sử dụng trong các dịp lễ quan trọng, ví dụ như tiệc mừng thọ, đầu năm mới, cưới xin…Còn về mặt phong thủy học, hoa của cây Cúc tỏa năng lượng, đem tới cho gia đình không khí tươi vui, đầm ấm và hạnh phúc cùng những điều may mắn.
Một ý nghĩa nữa về cây cúc mà nhiều người chưa biết là chúng đại diện cho khí chất quân tử do đặc điểm hoa dù tàn nhưng lại không rụng, chỉ gục xuống thân của nó. Điều này gợi nhớ tới hình ảnh “chết đứng còn hơn sống quỳ”. Bởi vậy. những người có chức quyền thường hay treo tranh tứ quý có hình tượng cúc trong nhà như một lời nhắc nhở bản thân phải luôn tỉnh táo, không vì lợi lộc trước mắt mà bán đi nhân cách của mình.
d. Cây Trúc
Cây Trúc theo nghĩa Hán Việt ý chỉ loài tre nói chung, sinh sôi vào Hè. Chúng thích nghi và phát triển tốt ở nơi khô cằn, quanh năm tươi xanh, đốt của nó khá ngay thẳng, đẹp mắt. Vì thế, trong những bức họa, các nghệ nhân đã mô tả rất khéo, nhìn tranh mà cứ ngỡ thấy Trúc thật.
Trúc biểu trưng cho sức sống mãnh liệt, dám nghĩ dám làm, luôn vượt lên chính mình để đương đầu với thử thách của con người mà thời xưa là những bức chính nhân quân tử.
Lý do bởi, cây trúc dù cứng nhưng vẫn mềm, có đổ cũng chẳng gãy, ruột rỗng nhưng vẫn đứng tự do, thân đốt thẳng giống sự thanh liêm, chính trực của 1 bộ phận người ở thời đại trước.
Xem thêm: Tranh tứ quý hợp với tuổi gì theo phong thủy? có ý nghĩa như thế nào?
3. Cách treo tranh tứ quý Mai – Lan – Trúc – Cúc
Cách treo tranh tứ quý Mai – Lan – Trúc – Cúc ra sao?
Cách treo tranh tứ quý Mai – Lan – Trúc – Cúc cần phải tuân thủ chặt chẽ 3 nguyên tắc sau nếu muốn treo tranh đẹp:
➢ Thứ tự bức tranh:
Tranh cần phải được treo theo đúng thứ tự các mùa trong năm, đó là: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Tức tương ứng sẽ là: Mai – Lan – Trúc – Cúc.
➢ Vị trí treo tranh:
Dòng tranh Mai – Lan – Trúc – Cúc nên treo cách nền nhà 1 khoảng tầm từ 1,4 đến 1,5 mét. Ngoài ra, diện tích bức tranh chiếm tầm ⅔ diện tích bức tường là được. Có như vậy, nó sẽ vừa mang tới cho ngôi nhà gu thẩm mỹ đẹp lại vừa dễ để phóng mắt ngắm nhìn thoải mái, không lo mỏi cổ, đau mắt khi phải tập trung ngước nhìn nếu treo cao.
➢ Hướng treo:
Bộ tranh Mai – Lan – Trúc – Cúc nên được treo ở bức tường có thể tiếp nhận ánh nắng vào buổi sáng sớm. Bởi như thế, sẽ giúp vượng khí, đường tài lộc, may mắn đến với gia chủ dễ dàng hơn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Ý nghĩa tranh tứ quý mai lan cúc trúc.